Bỏ túi 20 bí quyết kinh doanh spa, thẩm mỹ thành công

Bỏ túi 20 bí quyết kinh doanh spa, thẩm mỹ thành công

Nhu cầu làm đẹp của người Việt ngày càng cao. Nắm bắt được điều đó nên đã có rất nhiều tiệm spa mở ra để phục vụ người dân. Mở tiệm spa khá đơn giản nếu bạn có đủ vốn, tuy nhiên để duy trì và giúp cho tiệm spa sinh lời không phải là điều dễ dàng. Trong bài viết này của  chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc 20 bí quyết kinh doanh spa, thẩm mỹ hiệu quả.

 1. Những yếu tố quyết định kinh doanh Spa thành công  

Muốn kinh doanh spa thành công bạn cần xác định đâu là yếu tố quyết định. Sau đây là một số yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới tiệm spa của bạn có thành công hay không. 

1.1 Nắm rõ nhu cầu thị trường trong ngành Spa

Việc nắm bắt nhu cầu thị trường trong ngành Spa là điều rất quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng cao nên dịch vụ spa cũng trở nên đa dạng hơn. Thị trường kinh doanh spa thay đổi từng ngày và nếu không kịp thời nắm bắt các chủ kinh doanh sẽ khó bắt kịp thị trường. 

Người kinh doanh phải nắm được nhu cầu của thị trường, từ đó tiến hành kế hoạch kinh doanh spa thích hợp để phòng tránh những tình huống bất ngờ. Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tham gia khoá học kinh doanh hoặc hợp tác với những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.  

1.2 Cơ sở có chứng chỉ hành nghề Spa 

Không giống với những ngành nghề khác khi bạn mở spa thẩm mỹ viện cần phải có chứng chỉ hành nghề spa. Đây là chứng chỉ bắt buộc theo điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của chính phủ. Hiện nay có 3 loại chứng chỉ spa đó là:

mở spa

Chủ cơ sở bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề spa

  • Chứng chỉ trực thuộc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội

  • Chứng chỉ đào tạo 

  • Chứng chỉ quốc tế

Khi mở các dịch vụ liên quan tới chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp thì chủ kinh doanh bắt buộc phải có chứng chỉ. Đây là cơ sở đảm bảo tiệm spa của bạn tuân thủ pháp luật. Nếu chỉ có đăng ký kinh doanh nhưng lại thiếu đi chứng chỉ hành nghề bạn sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề liên quan tới tuân thủ quy định của pháp luật. 

1.3 Xây dựng tên tuổi trong ngành Spa 

Muốn kinh doanh spa hiệu quả thì bạn cần phải xây dựng tên tuổi của mình trong ngành spa. Để làm được điều đó đòi hỏi bạn phải là người có chuyên môn cao, có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này. Hãy thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, các tổ chức có liên quan để mở rộng mối quan hệ và xây dựng tên tuổi của mình. 

Có thể là hình ảnh về 8 người và văn bản

Xây dựng tên tuổi trong nghề spa

1.4 Đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu 

Dù kinh doanh bất cứ sản phẩm, lĩnh vực nào thì cái tâm của người làm nghề luôn phải đặt lên hàng đầu. Đi cùng với đó chính là chất lượng dịch vụ, hãy cố gắng mang tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Đây cũng chính là cách duy trì lượng khách hàng trung thành với thương hiệu và thu hút thêm nhiều khách hàng mới nhờ sự tận tâm của bạn. 

kinh doanh spa hiệu quả

Đặt chất lượng dịch vụ lên đầu

1.5 Kết hợp nhiều hình thức Marketing

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì việc quảng bá thương hiệu là điều rất cần thiết. Kết hợp nhiều hình thức marketing sẽ giúp gia tăng mức độ phổ biến của thương hiệu spa. Bạn có thể sử dụng một số hình thức tiếp thị như: chạy ads facebook, google, lập fanpage, thành lập các nhóm về làm đẹp,…. PR báo chí, đặt banner, áp phích, phát tờ rơi,… 

Bên cạnh đó, bạn cần phải thực hiện thêm một số hoạt động marketing như:

  • Marketing khai trương: khai trương là bước khởi đầu để tiệm spa đi vào hoạt động. Đây là hình ảnh đầu tiên để khách hàng nhận biết thương hiệu. Chính vì thế bạn cần thực hiện các hoạt động quảng bá trên mạng xã hội hoặc nhờ tới sự giới thiệu của bạn bè, người thân,…. 

  • Marketing ở thời điểm kinh doanh khó khăn: không phải hoạt động kinh doanh lúc nào cũng thuận lợi. Nếu tiệm spa đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn bạn có thể sử dụng một số hình thức tiếp thị để kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ. 

  • Marketing vào những ngày lễ lớn: trong năm có rất nhiều ngày lễ lớn, bạn có thể tận dụng những ngày lễ như: 8/3, 20/10, sinh nhật của khách hàng,… để tổ chức mini game, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi,…. Để thu hút thêm nhiều khách hàng. 

2. Kinh doanh Spa cần điều kiện gì?

Khi mở spa - thẩm mỹ bạn cần thực hiện đăng ký kinh doanh spa với hai sự lựa chọn là đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay đăng ký thành lập công ty. Bên cạnh đó, chủ kinh doanh cần phải đáp ứng một số điều kiện kinh doanh spa đó là:

  • Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo nghị định số 96/2016/NĐ-CP.

  • Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động với cơ sở. 

Khi đã có giấy phép kinh doanh spa thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ nhân sự để bước vào hoạt động kinh doanh. 

3. Kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn chắc hẳn là câu hỏi của không ít người có ý định mở tiệm spa. So với những ngành nghề khác thì chi phí mở tiệm spa khá lớn, cụ thể:

3.1 Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng ở khu vực trung tâm thành phố cao hơn so với khu vực nông thôn. Tuỳ thuộc vào diện tích mặt bằng có mức giá khác nhau. Ở thành phố giá mặt bằng từ hàng chục triệu đồng trở lên. Còn ở nông thôn thì chi phí này tương đối thấp. Dù ở thành phố hay nông thôn thì bạn nên lựa chọn nơi tập trung đông dân cư, đông người qua lại, gần đường lớn, ngã tư để kinh doanh spa sẽ dễ thu hút sự chú ý của khách hàng hơn. 

kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn

Chi phí mặt bằng

3.2 Chi phí đầu tư xây dựng

Tuỳ thuộc vào quy mô của tiệm spa mà có mức chi phí khác nhau. Nếu spa có quy mô vừa và nhỏ chỉ cần xây dựng 2 không gian là phòng tiếp khách và phòng dịch vụ. Phòng tiếp khách là cần bố trí ghế ngồi, quầy tiếp tân, tủ kính, đồ trang trí,… Chi phí cho không gian này từ khoảng 50 triệu trở lên. 

cách kinh doanh spa thành công

Chi phí đầu tư xây dựng tiệm spa

Phòng dịch vụ sẽ tốn nhiều chi phí hơn bởi có rất nhiều vật dụng cần bố trí như: giường gỗ cho khách, tủ để đồ, kệ inox, máy lạnh, bộ khăn sử dụng, rèm, đồ trang trí,… Các chi phí này rơi vào khoảng 100 triệu đồng trở lên. Quy mô của tiệm spa càng lớn thì chi phí càng cao. 

3.3 Trang thiết bị, máy móc

Thiết bị, máy móc là những vật dụng rất quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ tiệm spa nào. Đây là công cụ phục vụ làm đẹp cho khách hàng và tuỳ thuộc vào quy mô tiệm spa mà chi phí này giao động từ 300 – 1 tỷ đồng. Những vật dụng này có giá trị rất lớn nên khi nhập thiết bị bạn cần tìm nhà cung cấp uy tín. 

3.4 Chi phí thuê nhân viên

Nhân viên làm việc trong tiệm spa đòi hỏi người có trình độ. Chính vì thế chi phí trả tiền thuê nhân viên cũng tương đối cao. Dao động từ 6 – 10 triệu đồng hoặc có thể cao hơn. Vì kinh doanh thẩm mỹ viện trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ, sắc đẹp của khách hàng nên cần tuyển chọn nhân viên cẩn thận, tỉ mỉ và có tay nghề. 

điều kiện kinh doanh spa

Chi phí thuê nhân viên

Xem thêm: Kỹ năng và kinh nghiệm quản lý spa hiệu quả dành cho nhà kinh doanh

4. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa thành công 

Muốn làm giàu từ kinh doanh spa bạn cần tích lũy rất nhiều kinh nghiệm. Vậy với người mới bắt đầu cần phải làm như thế nào? Dưới đây là một số kinh nghiệm mở spa hữu ích để bạn tham khảo: 

4.1 Phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 

Khi mở spa bạn cần tiến hành phân tích thị trường để biết xu hướng làm đẹp hiện nay như thế nào. Người Việt trong những năm gần đây mức thu nhập đã rất cao nên nhu cầu làm đẹp cho bản thân cũng tăng lên. Các phương pháp làm đẹp chuyên sâu được ưa chuộng. 

 

Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh kĩ lưỡng

Ngày nay không chỉ có chị em mà nam giới cũng rất chú trọng tới vẻ bên ngoài. Thị trường rộng, lượng khách hàng tiềm năng lớn là cơ sở để kinh doanh spa phát triển. Nắm bắt thị trường và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển tốt. 

Không chỉ nghiên cứu thị trường là đủ mà chủ kinh doanh cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng. Đối thủ có quy mô như thế nào, cung cấp dịch vụ ra sao, thế mạnh – điểm yếu của họ là gì?,… Từ đó bạn có thể rút ra bài học cho tiệm spa của mình.

Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả trong 7 bước

4.2 Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Để thu hút đông đảo khách hàng thì bạn cần xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Khi định vị đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn triển khai kế hoạch kinh doanh, các chương trình tiếp thị, quảng bá thương hiệu đúng đắn. Cách xác định khách hàng mục tiêu dựa trên các yếu tố đó là nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập, khu vực địa lý,… 

kinh doanh spa cần điều kiện gì

Xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu

Bên cạnh đó, bạn cần phải thấu hiểu khách hàng để biết được họ muốn gì, sở thích, vấn đề khách đang gặp phải, thói quen, hành vi mua sắm ra sao, rào cản đang gặp phải,…. Khi biết rõ khách hàng bạn sẽ tìm ra cách thức chinh phục họ và duy trì lòng trung thành với thương hiệu. 

4.3 Lựa chọn mô hình kinh doanh Spa

Hiện nay có 4 mô hình kinh doanh spa thông dụng đó là:

  • Day spa: chuyên cung cấp đa dạng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như: chăm sóc da mặt, tóc, massage,…. Và chỉ phục vụ trong ngày. 

  • Destination spa: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và có chỗ ngủ qua đêm. 

Lựa chọn mô hình kinh doanh Spa

Chọn mô hình kinh doanh spa

  • Hotel/resort spa: loại hình dịch vụ này gần giống với 2 loại hình kể trên tuy nhiên điểm khác biệt của nó là cung cấp thêm một số dịch vụ cao cấp đó là: sân golf, tennis, câu lạc bộ trẻ em, bể bơi, lớp học thể dục,… 

  • Medical spa: đây là cơ sở tổ chức cung cấp các dịch vụ làm đẹp dưới sự theo dõi của giám sát. Những người giám sát đều có bằng cấp trong lĩnh vực sức khỏe. 

Dựa trên 4 mô hình kể trên thì bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với mình. Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào tệp khách hàng hướng tới để lựa chọn loại hình phù hợp. Mô hình kinh doanh còn là yếu quyết định để chọn mặt bằng, mua sắm trang thiết bị nên bạn cần hết sức chú ý. 

4.4 Tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp

Mặt bằng kinh doanh spa rất lớn để có thể đặt ghế, giường, các trang thiết bị,… phục vụ khách hàng. Bạn nên chọn mặt bằng ở những nơi đông người qua lại, trung tâm nhưng vẫn phải đảm bảo sự yên tĩnh. Nếu bạn có số vốn lớn hãy lựa chọn một nơi yên tĩnh, rộng rãi và thiết kế mô hình spa theo phong cách riêng, độc đáo để thu hút khách hàng.  

Tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp

Tìm mặt bằng kinh doanh thích hợp

4.5 Thiết kế, decor không gian Spa 

Khi thiết kế không gian spa bạn cần hết sức lưu ý thiết kế thật sang trọng, rộng rãi và thông thoáng. Ngay từ mặt tiền phải cho khách hàng cái nhìn chuyên nghiệp. Sau đó bạn cần bố trí các trang thiết bị một cách phù hợp. Cách bài trí nội thất, trang thiết bị không chỉ tác động tới tốc độ phục vụ của nhân viên mà còn ảnh hưởng tới trải nghiệm, cảm xúc của khách hàng.  

Thiết kế không gian sang trọng, đẹp mắt

4.6 Tạo những combo - dịch vụ spa thu hút khách hàng 

Muốn thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình thì bạn nên tạo các chương trình khuyến mãi, tạo combo – dịch vụ hấp dẫn để kích thích khách hàng. Thông thường combo sẽ có giá rẻ hơn so với sử dụng riêng biệt từng dịch vụ. Bạn có thể thiết kế combo có giá trị nhỏ, vừa cho tới giá trị cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, vào những ngày lễ lớn, ngày sinh nhật của khách hàng hãy tạo chương trình khuyến mãi, tặng voucher để duy trì khách hàng trung thành. 

4.7 Cho thanh toán trả góp với những Combo Spa giá trị cao 

Với những combo spa có giá trị cao chủ kinh doanh spa có thể đưa ra các hình thức đa dạng như: trả một lần, thanh toán trả góp,… để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Với các gói giá trị cao sẽ có những khách hàng muốn sử dụng dịch vụ nhưng chưa đủ khả năng để chi trả trong một lần. Thanh toán trả góp sẽ là bài toán thông minh giúp khách hàng giải quyết vấn đề khó khăn này. 

← Bài trước Bài sau →